Tổng quan Exitron

  • Vào năm 2014, Yamile Marquez và cộng sự đã gửi báo cáo lên Genome Reseach (tạp chí nghiên cứu bộ gen) trụ sở ở Vienna, thông báo đã phát hiện một loại cấu trúc trước đó chưa thấy mà họ đặt tên là exitron gồm cả intrôn lẫn lộn với êxôn và giải thích thêm tên đó là exonic intron (intrôn có tính chất êxôn).[3]
  • gen phân mảnh của sinh vật nhân thực, trong vùng mã hoá của nó thì thông tin về prôtêin được nằm trong các đoạn gọi là êxôn lại bị gián đoạn bởi các intrôn (xem trang: gen cấu trúc). Do đó, bản phiên mã ban đầu (ARN sơ khai) có cả intrônêxôn, nên phân tử ARN sơ khai này phải trải qua quá trình xử lý ARN, trong đó các intrôn sẽ bị cắt bỏ, còn các êxôn được nối lại thành ARN trưởng thành. Trong quá trình cắt nối thay thế (alternative splicing, viết tắt: AS), một số êxôn có thể bị thay đổi kích thước hoặc thậm chí bị bỏ qua, từ đó ARN trưởng thành sẽ sản xuất ra prôtêin bất thường, còn đoạn bị bỏ sót tạo thành exitron này.[4] Đồng thời, AS (cắt nối thay thế) diễn ra ở quá trình chế biến ARN đã được công nhận rộng rãi trong giới khoa học, được xem như là một cơ chế chính của biểu hiện gen. Tuy nhiên, sự cắt bỏ các intrôn hoàn toàn khỏi phân tử sơ khai - trong những trường hợp nhất định - lại không được thực hiện đúng như lý thuyết. Do đó, trong quá trình tiến hoá của sinh vật, đã tạo nên cấu trúc exitron này, được xem là một tập hợp con của các intrôn cùng êxôn được giữ lại.